HOT

[CSS] – Bài 2 – Bộ chọn(selector) trong css



[CSS] – Bài 2 – Bộ chọn(selector) trong css

Bộ chọn(selector) là thành phần không thể thiếu trong website, về các loại selector thì hơi nhiều nên trong bài này chỉ là một số selector thông dụng và căn bản nhất.

Selector – Bộ chọn?


Selector là cách gọi để chỉ đến việc dùng để truy vấn(chọn) đến các thẻ HTML. Trong một file HTML thì có rất nhiều thẻ giống nhau để phân biệt được chúng ta có khái niệm các ID và Class. Selector chính là cách truy xuất các ID hoặc class này.
Các selector thông dụng:

Chúng ta cùng tìm hiểu 3 loại sau:


Selector cha con (phân cấp): là cách dùng các thẻ, class, id cha để tìm chọn các thẻ, class id con.

<div>
<p>
  Nội dung sẽ có màu đỏ
</p>
</div>
<p>
 Nội dung không có màu đỏ
</p>



CSS:

/*Với cách viết sau thì nội dung trong thẻ p thứ nhất có màu đỏ, nội dung thẻ p thứ 2 sẽ không có màu đỏ vì nó không nằm trong thẻ div*/

div p{
  color: red;
}



Vậy để phân cấp cha con ta dùng một khoảng trắng(phím space) ngăn cách thẻ đầu là cha, tiếp theo là thẻ con.

Cái trong ví dụ trên là có 2 cấp, giả sử nó có 3, 4, 5 cấp thì thế nào?



div p span{
  color: red;
}

Selector Class:


Với một class ta có thể sử dụng cho nhiều thẻ HTML, điều này khá tiện lợi cho CSS. Selector cho class sẽ là dấu chấm (.).

HTML:


<div class="red">
  Nội dung sẽ có màu đỏ
</div>
<div>
Nội dung sẽ ko có màu đỏ
</div>
<div>
  <p class="red">Nội dung sẽ có màu đỏ</p>
</div>
<div class="red">
  Nội dung sẽ có màu đỏ
</div>



.red{
  color: red
}

Selector ID:


Với ID thì trong một trang web ID là duy nhất nhé, nếu có hai ID giống nhau trong 1 page thì không đúng chuẩn giao diện của W3C, cái này nó ngượi lại với class. Chúng ta sử dụng dấu thăng (#) để đại diện cho ID.

<div id="header">
  header
</div>
<div id="footer">
  footer
</div>




#header{
  color: red;
}
#footer{
  color: yellow;
}


cũng có thể viết thế này:

div#header{
  color: red;
}
div#footer{
  color: yellow;
}


Chú ý:

Với ID thì trong mỗi trang web nó là duy nhất nên thông thường chúng ta hay dùng nó ở những vị trí không có tính chất lặp đi lặp lại.
Với Class thì ta có thể đặt nhiều vị trí khác nhau.
Cả IDClass đều phải tuân thủ theo quy tắc cha con.
Created by MonKey Tips
DMCA.com Protection Status

Không ngừng học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về thủ thuật Blogger, Template, Internet và SEO.

Previous
Next Post »
Đăng ký nhận tin khuyến mãi, thủ thuật mới

Mẹo nhỏ khi bình luận
  • - Để viết chữ in đậm hãy sử dụng thẻ <b>chữ in đậm</b>
  • - Để viết chữ in nghiêng hãy sử dụng thẻ <i>chữ in nghiêng</i>
  • - Không đặt từ khóa trong tên người bình luận
  • - Vui lòng sử dụng từ ngữ có văn hóa khi bình luận!
  • - Để chèn hình ảnh, video chỉ cần dán link trực tiếp của hình ảnh hoặc video vào khung bình luận (hỗ trợ: jpg, gif, png, bmp, Youtube).
  • - Để viết code hãy sử dụng công cụ Conversion ở bên dưới để mã hóa và sau đó dán vào khung bình luận.
  • - Bạn có thể check vào ô Thông báo cho tôi ở khung nhận xét để nhận thông báo qua email khi ai đó trả lời bình luận của bạn.
Có gì mới trên Monkey Tips?

Nơi cập nhật những thay đổi và tính năng mới

Khảo sát cùng Monkey Tips

Bạn hãy dành một chút thời gian tham gia khảo sát nhé!

Premium Services

Bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng Blogger?
Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Quà tặng - Paper Toys

Những hình xếp giấy 3D đầy ngộ nghĩnh